Bí quyết dạy con thành tài của người Do Thái

Bà mẹ nào trên thế giới cũng yêu con, nhưng cách yêu và thể hiện tình yêu khác nhau. Giữa "Tình yêu dòng nước mát" và "tình yêu dòng máu đào", người Israel quan niệm nước mát chỉ giải cơn khát nhất thời còn "dòng máu đào" là tình yêu con  phải nhìn xa trông rộng, đem lại lợi ích suốt đời cho con, đào tạo đứa trẻ trở thành bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong đường đời. 
Người mẹ Do Thái nói rằng “phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm”. Có ba điều mà người mẹ không nên làm với con là: Không thỏa mãn trước; Không thỏa mãn tức thời; Không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con.
"Cha mẹ ẩn giấu 20% tình yêu con để trở nên lý trí, khoa học, nghệ thuật trong cách dạy con. Ở Israel có những trường quý tộc nhưng lại đào tạo và rèn luyện cho học sinh biết được khó khăn, thử thách. Có một chỉ số được các vị phụ huynh đánh giá cao ở trẻ là AQ - chỉ số vượt khó. Càng con nhà khá giả càng cần rèn luyện chỉ số này"
Người Israel tự đưa ra công thức cho chỉ số vượt khó AQ của họ là: 20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công. (IQ:chỉ số thông minh, EQ: chỉ số cảm xúc). Họ tin rằng điểm số tốt nghĩa là trường học tốt, trường học tốt sẽ có tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp sẽ có công việc tốt, nhưng công việc tốt khác với người có sự nghiệp thành công.
Những bà mẹ Do Thái luôn nhớ một câu châm ngôn “Con lừa thồ sách”, ý muốn gửi một thông điệp tới các con rằng: “Nếu chỉ đọc sách mà không ứng dụng nó trong cuộc sống thì cũng chỉ là trí tuệ chết mà thôi”. 
Và vì thế, người Do Thái coi làm việc nhà là dạy trẻ cơ hội sinh tồn cơ bản. Theo một nghiên cứu của Tạp chí giáo dục Gia đình tại Israel thì tỷ lệ thất nghiệp của người không biết làm việc nhà cao hơn 15 lần người biết làm việc nhà, thu nhập bình quân của họ cũng thấp hơn 20% so với người thạo việc gia đình. Họ dạy con làm việc nhà từ nhỏ, tùy theo lứa tuổi, và thông thường, trẻ 2 tuổi đã có thể tự phục vụ bản thân.
“Người Do Thái có câu nói nổi tiếng là ‘bố mẹ đừng làm quản gia mà hãy làm quân sư cho con’ ý nói hãy chỉ hướng dẫn, tư vấn cho con, đừng quá bao bọc và làm thay con mọi việc. Tuyệt đối không rơi vào căn bệnh 421 (4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ vây quanh 1 đứa trẻ) vì điều đó chẳng khác cha mẹ sẵn sàng là nô lệ của con và chỉ đầu độc con mà thôi” 
Đồng quan điểm này, bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Israel tại Việt Nam cho rằng, trong thế giới đầy biến động hiện nay, việc giáo dục con luôn cần sự điều chỉnh và đầu tư lâu dài.
Theo bà, ở bất kỳ đâu trên thế giới, cha mẹ và giáo viên luôn là hình mẫu gần gũi của trẻ, vì thế có mối liên hệ tự nhiên, ý nghĩa giữa cha mẹ và con cái. Việc giáo dục trẻ ngày nay phức tạp hơn trước đây nhiều. Thế giới ngày nay thay đổi chóng mặt và người làm cha mẹ đôi khi không bắt kịp. Trẻ có thể tiếp cận với nhiều thông tin, có khi đi trước bố mẹ một bước, chúng ngày càng độc lập và phụ huynh không thể áp đặt, nhưng vẫn phải giữ vững vị trí là người đi đầu, hướng dẫn. 
Nhưng có một điều chung cần thực hiện là các con đều cần được tôn trọng. Bố mẹ khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng riêng, có thể ra ngoài những khuôn mẫu thông thường, thậm chí tranh luận với người lớn. Khuyến khích con đặt câu hỏi để giúp con luôn sáng tạo, linh động... "có lúc tôi cũng thấy hối hận khi không thể thoát ra quanh những câu hỏi bất tận của con", bà Shahar đùa vui. Bà cũng động viên con tham gia các hoạt động ngoại khóa để trẻ phát huy các thiên hướng và những sở trường của mình. 
“Khen ngợi con cũng rất cần thiết, khi con được điểm cao, lúc con thể hiện là một người bạn tốt ở trường... Với trẻ, thất bại cũng quan trọng. Phải để trẻ thử điều mới, phải biết liều lĩnh, để trẻ hiểu rằng không phải mọi điều đều thành công. Khi con làm sai, không phán xét trẻ, để trẻ học hỏi từ thất bại của chính mình và tìm ra cách có thể làm khác vào lần sau”
"Trẻ em ngoài nghĩa vụ còn có các quyền lợi: được tôn trọng, được thất bại, được có ý kiến. Nên đặt trách nhiệm cho con nhưng chỉ vừa sức vì trẻ con luôn cần được vui chơi. Bố mẹ tạo điều kiện tốt nhất cho con, ai cũng muốn con cái thành công nhưng chỉ là người tư vấn, khuyên bảo chứ không ép buộc", bà Shahar chia sẻ.
Ngoài ra, một cách giáo dục nhằm tăng tính tư duy của con là khuyến khích con đặt câu hỏi, con hỏi càng nhiều càng tốt. Vì ngoài nghĩa vụ là quyền lợi được tôn trọng, quyền được thất bại thì còn có quyền có ý kiến riêng. 
“Thất bại kể cả người lớn và trẻ em đều phải trải qua, trẻ con có thể được thất bại nhưng người lớn không được phán xét mà coi đó là cơ hội để học thành công”. 

Điều này cũng được thể hiện qua việc giới trẻ ở Israel khi đến 18 tuổi có bạn trai hay gái đều được ra ở riêng. Cứ hàng tuần, tới chiều thứ 6 phải trở về gia đình để ăn cơm, trước khi ăn cơm người bố thường đọc Kinh, trong nội dung đó nhắc lại cho người con phải biết ơn ông bà, bố mẹ đã sinh ra con. Nhờ có mẹ mới giữ được ngọn lửa cho gia đình. Điều này lặp đi lặp lại liên tục trong quãng đời của người con và giúp cho người con thêm gắn bó với gia đình hơn. 
Bên cạnh đó, người dân Israel luôn có những suy nghĩ làm sao phát huy hết được tối đa năng lực của mỗi người. Mặc dù là nước có dân số ít nhưng Israel luôn là nước dẫn đầu thế giới về những người tài giỏi, ví như Albert Einstein, Karl Marx (nguồn gốc từ Israel)

Giải pháp giúp DN vượt khủng hoảng

Nội dung Hội Thảo tập trung vào 3 vấn đề trọng tâm

Giải pháp kinh doanh tăng đâu ra, vượt lên thách thức:
Mở đầu bằng tình hình kinh tế, những khó khăn và thách thức hiện tại và dự báo tình hình trong năm 2013-2014,
Nội dung chính chia sẻ các giải pháp cho đầu ra một cách phù hợp:
·         Cân đối giữa chi phí và lợi ích Marketing và truyền thông
·         Khai phá nguồn khách hàng, mở rộng mạng lưới kinh doanh?

Giải pháp kiểm soát chi phí và tối ưu hóa tài chính:
Tiếp nối nội dung trước, song song với việc tìm đầu ra thì việc tăng cường quản lý các nguồn lực nội bộ, tránh lãng phí, kiểm soát tốt dòng tiền ra/vào, sử dụng hợp lý đòn bẩy tài chính giữ một vai trò không nhỏ giúp doanh nghiệp đứng vững.
Diễn giả chia sẻ những vấn đề các chủ doanh nghiệp nên cân nhắc điều chỉnh ngay từ trọng nội bộ, gợi ý một số công cụ và phương pháp, trong đó cần thiết sử dụng một công cụ phần mềm để quản lý nhanh chóng, chính xác và kịp thời.

Ứng dụng CNTT vào quản lý doanh nghiệp
Sau khi xác định được giải pháp tăng đầu ra và phương án kiểm soát chi phí nội bộ, chúng ta tiếp tục chia sẻ các cộng cụ CNTT giúp kiểm soát và có đủ thông tin cần thiết để ra quyết định kịp thời.

Diễn giả chia sẻ bài thuyết trình tại đường link bên dưới

“Thắt” marketing có thể đánh mất đường sống

Cắt giảm chi phí luôn là việc mà doanh nghiệp cần làm, nhưng cắt giảm ngân sách marketing có thể là quyết định tự đánh mất đường sống của doanh nghiệp.
Rất nhiều ý tưởng, giải pháp hữu ích nhằm tối ưu hóa chi phí đã được các doanh nghiệp đưa ra và tích cực áp dụng để vượt bão khủng hoảng trong suốt thời gian qua. Tại Công ty cổ phần May Nhà Bè, vì giá than tăng mạnh, nên doanh nghiệp này đã chuyển sang dùng củi để đốt lò hơi phục vụ ủi ẩm vải. Đại diện Công ty này khẳng định, giải pháp trên về lâu dài sẽ giúp Công ty tiết kiệm được cả tỷ đồng mỗi tháng.
Ông Đèo Anh Tài, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Thiết bị văn phòng Sao Mai sẽ là vị CEO của chương trình tuần này
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vintatex) đã liên kết với một vài doanh nghiệp cùng ngành tiến hành trao đổi nguyên liệu thừa. Khi doanh nghiệp này đã hoàn thành đơn hàng cho đối tác mà vẫn còn thừa nguyên liệu, thì có thể để lại cho doanh nghiệp khác với đơn hàng tương tự.
Trong khi đó, tại Công ty cổ phần Vật Giá (vatgia.com), những chi phí không cần thiết đều được cắt giảm. Đặc biệt, trong quá trình hoạt động, các dự án của vatgia.com đều được hỗ trợ đủ các nguồn lực về tài chính, công nghệ, kinh doanh, marketing. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian nhất định mà không ra tiền thì buộc phải cắt giảm. “Một khi đã nhận thấy lãng phí và không phù hợp thì phải cắt ngay, chứ không nên kéo dài”, ông Nguyễn Ngọc Điệp, Giám đốc điều hành (CEO) vatgia.com nói.
Theo ông Điệp, một trong những chi phí tốn kém nhất là chi phí về nhân sự. Ngành thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn chưa đến giai đoạn chín, vì vậy, dù có chi nhiều tiền tuyển người giỏi, thì họ cũng không thể xoay chuyển được tình thế. Chỉ cần 1 người giỏi và 40-50 người chăm chỉ, chịu khó, là đủ để vượt qua giai đoạn khó khăn.
Không chỉ tiết giảm chi phí trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhân sự, nhiều doanh nghiệp còn mạnh tay cắt giảm chi phí marketing, quảng cáo lên tới 80%. Tuy nhiên, việc cắt giảm chi phí marketing, quảng cáo có thể dẫn đến sai lầm, trong bối cảnh nhiều đối thủ xem khủng hoảng là cơ hội để giành thị phần, khách hàng và liên tục áp dụng các chiêu thức cạnh tranh về giá cả, tăng hoạt động marketing, quảng cáo…
Mới đây, việc Coca-Cola và Pepsi giảm giá nước ngọt có gas gần như đã đánh trực diện vào dòng sản phẩm không gas của Tân Hiệp Phát. Hai đại gia này chia nhau thống trị thị trường nước ngọt có gas và Tân Hiệp Phát chiếm giữ mảng không gas, tạo nên thế cân bằng trên thị trường nước giải khát Việt Nam.
Tuy nhiên, việc hạ giá sản phẩm và công bố mở rộng đầu tư thời gian gần đây của hai đại gia trên cho thấy, vị thế của Tân Hiệp Phát có thể bị lung lay. Tân Hiệp Phát không thể phản pháo bằng cách chạy đua giảm giá vì sẽ bị lỗ nặng. Nhưng họ đã lôi kéo giới truyền thông vào cuộc, với hàng loạt tin, bài phân tích về những tác động của việc giảm giá tới doanh nghiệp trong nước và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, công ty này còn tận dụng tối đa các kênh truyền thông xã hội khác để không ngừng quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm của mình.
Rõ ràng, nếu có khó khăn về tài chính, doanh nghiệp có thể thay đổi hình thức marketing. Thay vì quảng bá trên truyền hình, báo giấy, thì có thể đưa vào kênh online, các mạng xã hội...
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Left Brain Connectors cho rằng, doanh nghiệp nào ít chi phí thì hãy nắm bắt “đường ra thị trường” của sản phẩm bằng cách xây dựng bản đồ kênh phân phối, hợp tác và liên kết với những thương hiệu “cùng nhóm theo kênh”, để giảm thiểu chi phí tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm nhóm để nâng cao doanh số.
Ngoài ra, nhiều chiêu thức cắt giảm chi phí có lợi cho doanh nghiệp sẽ được Chương trình Chìa khóa thành công - CEO phiên bản 2012, phát sóng trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam bàn luận. Chương trình tuần này sẽ được phát sóng vào 10h sáng Chủ nhật (30/6) và phát lại vào 8h sáng thứ Hai (1/7).
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của Chương trình Chìa khóa thành công - CEO do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự tài trợ của Công ty cổ phần Traphaco thông qua nhãn hàng Thuốc bổ não Cebraton.
Vũ Anh

Bí bách vì thiếu tiền mặt

(baodautu.vn) Những tên tuổi lớn cả trong và ngoài nước từng lâm vào cảnh hết tiền khi dự án đang dang dở. Phải làm gì trước tình huống này, khi sức ép từ đối thủ cạnh tranh dồn dập đến, thậm chí muốn nhân dịp này "nuốt" luôn dự án?
Khá lạc quan, ông Võ Trường Thành, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Gỗ Trường Thành cho biết, bước sang quý III, quý IV năm nay, Tập đoàn sẽ có lợi nhuận tốt hơn.
Đơn hàng đã có và đó là lý do vì sao ông Thành tỏ ra tự tin, sau một thời gian Tập đoàn này kinh doanh khó khăn.
Ông Hồ Bảo Luân, CEO KIRECO Group ở vị trí CEO kỳ này
Trước đó, Báo cáo tài chính quý I/2013 của Gỗ Trường Thành cho thấy, doanh thu của Tập đoàn giảm khoảng 30% so với quý I năm ngoái.
Thiếu tiền, các đơn hàng của Tập đoàn đã không tiếp tục được giao đúng hẹn như dự kiến.
Do Gỗ Trường Thành phải vay vốn nhiều, với chi phí lãi vay trong quý I/2013 lên tới 51,7 tỷ đồng, tuy giảm 200 triệu đồng so với quý IV/2012, nhưng cũng khiến lợi nhuận sau thuế trong quý đầu năm giảm 48% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trường Thành là một tên tuổi lớn trong ngành đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam và vì thế, ít có ai ngờ, cũng có lúc, Tập đoàn này thiếu tiền. Thiếu đến mức, đã có một lãnh đạo của Tập đoàn phải than rằng, tất cả những khó khăn của Trường Thành sẽ được giải quyết dứt điểm, nếu như có… “một cục tiền từ trên trời rơi xuống”.
Nhưng Trường Thành không phải là DN duy nhất thiếu tiền. Cứ nhìn vào hàng ngàn dự án bất động sản bất động hoặc đang triển khai dở dang, sẽ hiểu, DN đang thiếu tiền đến mức nào.
Công ty TNHH Thủy hải sản Mê Kông cũng thế. Chỉ vì thiếu tiền từ năm 2012 đến nay, mà Công ty đã không mua được nguyên liệu sản xuất, nên sản lượng xuất khẩu các mặt hàng cá tra, cá basa giảm 5%. Quý I/2013, dù Công ty có nhiều đơn hàng, nhưng vì không có tiền mua nguyên liệu, nên cũng đành phải từ chối.
Thiếu tiền, không ít dự án dở dang. Thiếu tiền, DN phải nợ lương, thưởng công nhân, nợ tiền của đối tác.
Không chỉ DN Việt Nam khó khăn, khổ sở vì thiếu tiền. Nokia, tập đoàn lừng danh thế giới vì thiếu tiền mà phải bán cả trụ sở chính ở Phần Lan. Ngay cả tập đoàn báo chí lừng danh Washington Post của Mỹ cũng tính chuyện bán trụ sở do thiếu tiền.
“Đại gia” thế giới còn vậy, huống gì DN nhỏ và vừa Việt Nam. Vì thế, gần đây, liên tiếp các vụ mua bán và sáp nhập (M&A) DN nổ ra, khiến nhiều chuyên gia lo ngại, rồi đây, DN Việt sẽ bị đối tác ngoại thâu tóm. Thiếu vốn, Công ty Đồ hộp Phú Nhật đã phải sang nhượng tài sản ở Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Bình Chánh (TP.HCM) với giá 54 tỷ đồng để lấy vốn ổn định hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Trong bối cảnh như vậy, một tình huống giả định, nhưng lại không phải là hiếm gặp trong thực tế được đặt ra: một DN thủy sản đang xây dựng dở dang một nhà máy có công suất khá lớn thì phải dừng lại. Lý do là vì, một đối tác cam kết đầu tư đã không còn tiền để tiếp tục tham gia dự án. Trong khi đó, DN đang nợ đối tác xây dựng nhà máy khoản tiền 50 tỷ đồng và đã phải nhiều lần xin khất nợ. Biết DN gặp khó, một công ty đối thủ cùng ngành đến đề nghị mua lại nhà máy; còn đối tác xây dựng nhà máy lại đề nghị được chuyển khoản nợ 50 tỷ đồng thành vốn góp trong DN.
Đây là tình huống được đặt ra trong Chương trình CEO - Chìa khóa thành công phiên bản 2012, với chủ đề Quản trị tài chính - Chiến lược quản trị dòng tiền trong đầu tư, phát sóng trên VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam vào 10 h sáng Chủ nhật tuần này (7/7) và phát lại vào 8 h sáng thứ Hai (8/7). Người tham gia xử lý tình huống là ông Hồ Bảo Luân, Giám đốc Điều hành Công ty KIRECO Group.
Ông Luân cho rằng, với vai trò CEO, trước mắt, ông sẽ đàm phán và thuyết phục đối tác đầu tư trở lại, hoặc sẽ đồng ý để đối tác xây dựng chuyển nợ thành vốn góp.
Tuy nhiên, theo ông Dương Hải, Phó giám đốc Câu lạc bộ Giám đốc Tài chính Việt Nam (VCFO), chuyển nợ thành vốn góp là giải pháp tình thế và mang tính ngắn hạn. Điều quan trọng là, phải tìm hướng xử lý trung và dài hạn. “Bán nhà máy là phương án cuối cùng”, ông Hải bày tỏ quan điểm.
Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển nhận định, điều quan trọng và cần thiết nhất là DN phải có một chiến lược quản trị dòng tiền chủ động, bài bản và được hoạch định một cách chắc chắn. “Để quản trị tốt dòng tiền, việc sử dụng vốn của DN phải đảm bảo tính phát triển bền vững, an toàn về cấu trúc tài chính, không tìm lợi nhuận cao trong ngắn hạn, nhưng làm giảm nguồn lực của DN”, ông Hiển nói.
Rõ ràng, việc quản trị dòng tiền một cách chủ động, bài bản và có hoạch định không chỉ giúp dòng tiền của DN được luân chuyển một cách trơn tru, cân đối và hiệu quả, mà còn đáp ứng được sự phát triển của DN trong mọi hoàn cảnh.n
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của Chương trình CEO - Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất, với sự tài trợ của Công ty cổ phần Traphaco thông qua nhãn hàng Thuốc bổ não Cebraton.
www.kireco.vn
Nguyên Đức

Dòng tiền đang về đâu?

MSN giảm 2.000 đồng/cp kéo VN-Index cuối phiên sáng giảm hơn 1 điểm, SSI bất ngờ đi ngược thị trường.

Đóng cửa phiên giao dịch, Vn-Index giảm 1,04 điểm xuống 483,39 điểm (-0,21%), HNX-Index giảm 0,39 điểm xuống 62,04 điểm (-0,62%). SSI tăng 400 đồng/cp, giao dịch hơn 800 nghìn cp, VIC, HAG, REE đứng giá đồng loạt, hôm nay khối ngoại mua vào 164.000 cổ phiếu VIC.
Trong khi đó, MSN giảm 2.000 đồng/cp đang là nguyên nhân chính khiến VN-Index giảm điểm, BVH, KDC giảm 500 đồng, HSG giảm 600 đồng. 
Thị trường thiếu sự tham gia của khối ngoại nên giao dịch èo uột trong suốt phiên sáng, KLGD sàn HoSe trong phiên sáng đạt 17,86 triệu cp, giá trị đạt 386 tỷ đồng, trên sàn Hà Nội, giá trị giao dịch chỉ đạt hơn 51 tỷ đồng.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (11/7), Vn-Index tăng nhẹ đầu phiên nhưng ngay sau đó chỉ số này giảm 1,62 điểm khi hầu hết các cổ phiếu trong VN30 giảm nhẹ. VN-Index giao dịch ở mức 482,47 điểm, giảm gần 40 điểm so với đỉnh thiết lập đầu tháng 6.
Lúc này trong nhóm VN30 có 18 mã giảm giá, đa phần là các trụ cột như MSN giảm 1.500 đồng, VNM giảm 1.000 đồng, BVH, GAS, VIC giảm 500 đồng, KDC giảm 400 đồng…hôm qua khối ngoại bán ròng gần 52 tỷ đồng trên hai sàn và nhiều khả năng nhà đầu tư tiếp tục rút tiền tại các quỹ ETF.
Trong nhóm các mã tăng giá đáng chú ý có SSI tăng 300 đồng, đã từ rất lâu SSI đã mất vị trí dẫn dắt thị trường và cổ phiếu này – cũng như rất nhiều cổ phiếu chứng khoán khác – đã không tăng vượt trội được so với đà tăng của Vn-Index. SSI tăng giá do ngày 25/7 tới đây chốt quyền trả cổ tức 10% bằng tiền mặt.
Tại nhóm penny và midcap, lúc này số mã giảm giá lên 73 mã, trong khi chỉ có 38 mã tăng, hầu hết nhóm cổ phiếu đầu cơ trên sàn HoSE đang giảm điểm như HQC, FCM, VIS,…
Tại sàn Hà Nội, HNX-Index giảm xuống sát 62 điểm, ITQ, SDP tăng trần, SHN, PVX, SHS, SHB đứng giá, VND, PVC, VCG, FLC giảm nhẹ 100 đồng.
Phương Mai
Theo Trí Thức Trẻ